Dụ số 10 có được hoàn toàn hủy bỏ hay không?

1-x0-99z
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

“Vi nhơn nan, vi nhơn nan”: Làm người khó, làm người khó. Làm người đã khó, nhưng những người “làm” chính trị lại khó hơn; và đặc biệt, những người đã và đang là lãnh đạo của các tổ chức chính trị, thì lại càng khó hơn đến muôn vạn lần. “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị dưới lớp vỏ bọc là “Phật giáo”; và khi nói lên những điều này, người viết nghĩ rằng, đã có rất nhiều người cũng đã biết một cách chắc chắn như thế, song vì nhiều lẽ khác nhau, nên họ không chịu nói ra những sự thật hiển nhiên ấy.

Sở dĩ, phải nói một cách thẳng thắn: “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị, nhưng phải núp dưới cái lớp vỏ bọc là “Phật giáo” để với những mưu đồ, và cũng là một cuồng vọng để tái lập Lý triều, mà người viết đã chứng minh qua nhiều bài viết trước đây, với mục đích để tiến đến việc “thành lập chính phủ miền Trung” bằng những cuộc thảm sát, những cuộc xuống đường, biểu tình đòi chính phủ Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa phải từ chức, đòi Mỹ phải rút quân, đòi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải thả hết tù binh Việt cộng… ; đòi chính phủ VNCH phải trả tướng Nguyễn Chánh Thi trở về vùng I; cho đến khi chính phủ trả tướng Thi trở lại Vùng I, nhưng không có quyền hành gì cả, thì “Khối Ấn Quang” liền đem bàn thờ Phật xuống đường, để áp lực chính phủ…; và đã thành lập ra cái gọi là “Phật Giáo Xã Hội Đảng”, để bảo vệ “một chính phủ trong một chính phủ, hay một quốc gia trong một quốc gia”.

Nên nhớ, một khi đã thành lập đảng rồi, thì đương nhiên”Khối Ấn Quang” đã không còn là một tôn giáo nữa. Những hành vi ấy, đã chứng minh rằng: “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị. Ngoài những hành vi chính tri, “Khối Ấn Quang” còn là một tổ chức khủng bố như đã tiến hành những cuộc bạo loạn bằng cách đốt nhà, giết chết đồng bào vô tội, trong số đó, có những trẻ em, và đã từng đem bàn thờ Phật xuống đường, để bên cạnh những đống rác rưởi hôi tanh, hoặc những cống rãnh bẩn thỉu, với mục đích để cướp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Những cuộc bạo loạn ấy, chỉ chấm dứt khi các sư sãi của “Khối Ấn Quang” đã đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng, để nghinh rước bộ đội Bắc Việt vào chiếm cứ các thành phố tại miền Nam, tức Việt Nam Cộng Hòa vào những ngày trước 30/4/1975.

Tất cả những hành vi phi tôn giáo ấy, đáng lẽ ra, “Khối Ấn Quang” là một tổ chức chính trị, thì cần phải biết những sự gì cần phải đào sâu, chôn chặt, giấu kín, giấu cho thật kỹ, đừng ngụy biện, đừng nhắc lại, vì những điều ấy, chỉ gây bất lợi cho “Khối Ấn Quang”.

Và, một trong vô số những điều chắc chắn phải gây bất lợi vô cùng cho “Khối Ấn Quang”, thì chính là cái Dụ số 10. Ấy thế, mà “Khối Ấn Quang” cứ nhắc đi, nhai lại cái Dụ số 10, trên các diễn đàn.

Chính vì những lẽ ấy, dù trước đây, người viết đã có nói ra rồi, nhưng xét thấy, cho đến ngày hôm nay, mà “Khối Ấn Quang” mỗi ngày vẫn cứ lôi cái Dụ số 10 lên trên các diễn đàn, nên một lần nữa, người viết phải nhắc lại một cách vắn tắt như sau:

“Khối Ấn Quang” đã từng đem cái Dụ số 10, để chống phá, nhằm lật đổ chính thể Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, và cho đến tận bây giờ cũng vẫn cho là “Dụ số 10 đã hoàn toàn bị hủy bỏ”. Nhưng như thế nào, để được gọi là “đã bị hủy bỏ” , và có thực sự đã “bị hủy bỏ” hay không, thì nhân đây, kính mời quý độc giả hãy đọc lại những “Nghị định” và “Sắc lệnh” trước ngày 30/4/1975, và tự suy nghĩ cho thật kỹ, vì người viết không muốn giải thích.

Và bây giờ, xin kính mời quý vị hãy cùng nhau đọc lại những phần trích dẫn của các văn bản sau đây, để thấy được một cách rõ tràng hơn:

“Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Làm tại chùa Xá lợi 20-11-ÂL – 2507 (4-1-1964).

Do Tổng trưởng Nội Vụ ban hành bằng nghị định số 329. BNV/KS ngày 24-3-1964.

Chiếu theo Dụ số 10, ngày 6 tháng 8 năm 1950, sửa đổi bởi Dụ số 24 ngày 19-11-1952, và Dụ số 07 ngày 3-4-1954 ấn định quy chế Hiệp hội và trong khi chờ đợi ban hành quy chế mới về các tôn giáo.

Chiếu đơn xin đề ngày 3-3-1964 số 0344 – VI/VP của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.

Nghị định:

Điều thứ nhất: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được phép thành lập trong khuôn khổ của luật lệ hiện hành.

Ký tên: Hà Thúc Ký
Tổng trưởng Nội Vụ

***

Và, đây là “sắc lệnh” của Nguyễn Khánh:

Việt Nam Cộng Hòa
Số 158/SL/CP

Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Kiêm thủ tướng Chính phủ

Chiếu Dụ số 10 ngày 6-8-1950

Sắc lệnh:

Điều 1: Nay công nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cùng Bản Hiến chương ngày 4-1-1964.

Điều 2: Dụ số 10 ngày 6-8-1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này không áp dụng đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Sài Gòn, ngày 14-5-1964
Ký tên: Nguyễn Khánh.

***

Nên biết, khi nói về “phần chiếu” như “Chiếu Dụ số 10”, tức là phần Luật pháp quy chiếu, để lập ra một bản lập quy, quy định… thì vẫn là Dụ số 10, hay là từ Dụ số 10, chứ không phải hủy bỏ Dụ số 10. Nói một cách dễ hiểu, là tất cả những “Sắc lệnh” ấy không hề ghi “hủy bỏ Dụ số 10”, mà chỉ “Chiếu Dụ số 10”. Vì thế, cho nên Dụ Số 10 vẫn chưa được hủy bỏ.

Một điều nữa, “Khối Ấn Quang” đừng quên, ngoài hai chữ ký theo “Nghị định” của ông Hà Thúc Ký: Tổng trưởng Nội Vụ, và “Sắc lệnh” của tướng Nguyễn Khánh, còn có một sắc lệnh khác đã ban hành vào ngày 18/7/1967 như sau:

Việt Nam Cộng Hòa
Sắc lệnh số 023/67

Chuẩn y Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quốc Tự và thu hồi Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”.

Ký tên:
Nguyễn Cao Kỳ
Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương”.

Quý vị độc giả, đã đọc qua các “Nghị định” và “Sắc lệnh”. Bây giờ, người viết xin trở lại “Dụ số 10; với những dẫn chứng ở trên, thì “Khối Ấn Quang” cần phải biết một điều sơ đẳng, mà những người có sự hiểu biết đều không phủ nhận được:

Muốn hủy bỏ Dụ số 10, thì trên cương vị là Tổng Thống, như cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng như các vị Tổng Thống khác, không có quyền để hủy bỏ; bởi vì, điều ấy, phải do sự đồng thuận từ Quốc Hội, rồi sau đó, mới có thể được “thông qua”, tiến đến một “sắc lệnh” và trở thành một đạo luật mới.

Như vậy, ngày xưa, vào thời Đệ nhất và cả Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa “Khối Ấn Quang” đã có rất nhiều người là Nghị sĩ, Dân biểu ở cả lưỡng viện Quốc Hội; thế nhưng, họ đã không làm điều đó, để có được chính danh, thì ngày hôm nay, khi nhắc lại Dụ số 10, là một sự “ngây thơ” để chứng tỏ cho mọi người thấy được những bất lợi do Dụ số 10 chưa được hoàn toàn hủy bỏ.

Tuy nhiên, nếu có chăng là “Quốc Hội” của chế độ Cộng sản Hà Nội có thể “hủy bỏ Dụ số 10”; bởi sau ngày 30/4/1975, “Khối Ấn Quang” đã có nhiều “cư sĩ” và hàng sư sãi “cao cấp” đã là dân biểu “Quốc hội” của chế độ Cộng sản Hà Nội, nên có thể những sư sãi “dân biểu” này, vì đa số, nên đã áp đảo được “Quốc hội” của Việt Nam Cộng sản, để “hủy bỏ Dụ số 10”, mà chưa ai được biết đó thôi.

Và, đây là hai “dân biểu” nỗi tiếng hàng đầu của “Khối Ấn Quang”:

Trước hết, là “Dân biểu” Diệp Trương Thuần, tức “Đệ tam Tăng thống” Thích Đôn Hậu, sinh năm Ất Tỵ (16/2/1905) tại làng Xuân An, xã Thiện Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1945: Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Trung Bộ, kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế).

Năm 1947: Cố vấn Đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần.

Năm 1949: Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung Việt.

Năm 1952: Tại Đại hội giáo hội Tăng già toàn quốc được “suy cử” làm Giám luật Giáo hội Tăng già toàn quốc.

Năm 1963: “Cố vấn Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”.

Năm 1968 (Tết Mậu Thân): Với những chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam – Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam- Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Vạn Hạnh (tức miền Trung).

Với những “công lao” của Thích Đôn Hậu cả đạo lẫn đời như đã kể, Thích Đôn Hậu đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng như nhiều người đã biết, nên ngày 28/2/1969: Thích Đôn Hậu đã nhân danh “Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” ra Bắc gặp Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng, nhìn vào những tấm hình chụp trong buổi “tiếp kiến” này cho thấy Thích Đôn Hậu ngồi đối diện Hồ Chí Minh, bên cạnh là Tôn Đức Thắng, tất cả có mặt 12 người, trong đó có Phùng Văn Cung.

Do những “công lao” to lớn đối với “cách mạng” Thích Đôn Hậu đã được Hà Nội đưa đi thăm nhiều nước như: Nga, Tiệp Khắc, Mông Cổ… và đi dự nhiều hội nghị quốc tế cộng sản.

Năm 1976: Đắc cử đại biểu Quốc hội cộng sản khóa VI đơn vị Bình-Trị-Thiên, và là “Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Năm 1981: Tại Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thiện Hào… Thích Đôn Hậu đã được “suy cử” vào Hội đồng chứng minh và giữ chức Phó pháp chủ kiêm giám luật. Đã được Hà Nội trao tặng những phần thưởng như sau:

Huân chương Hồ Chí Minh – Huân chương Độc lập – Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân …”

Nhưng nhắc đến “dân biểu” Diệp Trương Thuần, mà không nhắc đến một nữ “dân biểu” cũng nỗi tiếng không thua kém, thì là một sự thiếu sót; đó là nữ “dân biểu” Nguyễn Thị Trừ, cũng với một “tiểu sử” được đảng cộng sản Hà Nội ghi công như sau:

“Dân biểu Nguyễn Thị Trừ, tức “Ni sư Huỳnh Liên”: sinh năm 1923, tại làng Phú Mỹ, Mỹ tho, Tiền Giang. Cha là Nguyễn Văn Vận, mẹ là Lê Thị Thảo, mất ngày 16/04/1987, là một “ni sư” nổi tiếng của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tức “Khối Ấn Quang”).

Năm 1943 khi được 20 tuổi, Nguyễn Thị Trừ đã quy y tại Phật Đường Minh Sư, tu học theo hạnh cư sĩ tại gia. Bà kế tục sự nghiệp Tổ Thầy, trực tiếp lãnh đạo hàng Ni chúng Khất Sĩ trong phận sự Ni Trưởng Ni năm 1954.
Từ năm 1960 đến năm 1975, Ni Sư Huỳnh Liên âm thầm và công khai tham gia đấu tranh cho hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Sau đó từ năm 1975, là thành viên Đoàn Đại Biểu miền Nam Hiệp Thương Thống Nhất Tổ Quốc Việt Nam. Mất ngày 16 tháng 4 năm 1987.

Hoạt động:

Từ năm 1947 đến năm 1954, bà là Trưởng tử Ni trong hàng đệ tử của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang.

Từ năm 1954 đến năm 1987, Ni sư đảm nhận chức Ni Trưởng Giáo Hội Ni Giới Khất Sĩ Việt Nam.

Từ năm 1976 đến năm 1987, Phó Chủ Tịch Ban liên lạc Phật Giáo yêu nước TP. HCM.

Từ năm 1980 đến năm 1981, Ủy viên Ban vận động thống nhất Phật Giáo Việt Nam.

Từ năm 1981 đến 1987, Ủy viên kiểm soát Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Từ năm 1976 đến năm 1980, Đại biểu Quốc hội Khóa VI. Nhiều nhiệm kỳ là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy ban bảo vệ Hòa bình thế giới của TP HCM.

Tên của Ni sư Huỳnh Liên được đặt cho một con đường tại Quận tân Bình, TP HCM”.

Trên đây, là những điều hoàn toàn đúng với sự thật. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, “Khối Ấn Quang” vẫn luôn luôn dùng những lời vọng ngữ, hay ngụy biện, để cố tình bám giữ lấy cái “Hiến chương GHPGVNTN”, vì ngoài cái “Sắc lệnh” nhưng vẫn “Chiếu Dụ số 10” của tướng Nguyễn Khánh, thì không có ai chấp nhận một cái “Hiến chương”, mà cựu TT Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ với những lời phán rằng:

“Không thể chấp nhận một chính phủ trong một chính phủ; hay một quốc gia trong một quốc gia”.

Và đến đây, để tạm kết thúc bài này, người viết xin trích lại những đoạn phân tích của Tiến sĩ Bùi Như Hùng như sau:

Dụ Số 10 do một tín đồ Phật Giáo làm ra:

Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành Đạo dụ số 10, điều chỉnh các tổ chức hội đoàn, trong đó các tôn giáo được xem như các hiệp hội. (nên biết “các tôn giáo, chứ không riêng cho một tôn giáo nào)

Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hội đoàn, tôn giáo (không riêng là Phật giáo) như chỉ cho phép các hội đoàn, tôn giáo có nguồn thu nhập là các lệ phí hội viên (hình thức đặt thùng lạc quyên, công đức là bất hợp pháp).

Hạn chế bất động sản của các hội, tôn giáo: Chính quyền có thể buộc đấu giá các bất động sản của các hiệp hội, tôn giáo; chính quyền vì lý do trị an có thể không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép lập hội…

Bình luận:

1.- Ai lập ra dụ số 10!: Bảo Đại. Một tín đồ Phật Giáo.

2.- Phật Giáo hồi TT Ngô Đình Diệm là một tôn giáo đựơc TT Diệm tặng lương để xây dựng và tu bổ chùa. Trong khi không một nhà thờ nào được TT Ngô Đình Diệm thí cho một xu. TT Ngô Đình Diệm thiên vị Phật Giáo rõ ràng.

3.- Một tôn giáo thường có ba phần: Tín lý, Giáo Lý, và tổ chức cũng như phụng sự. Xét các điểm:

3.1.- Phật Giáo tin có niết bàn, tin có luân hồi. Tuy không chứng minh được nhưng phải tin. Về tín lý, Phật Giáo thỏa mãn đều kiện: Có tín lý. Không đặt vấn đề dị đoan hay không dị đoan tại đây!

3.2- Về Giáo Lý: Có một số giáo lý phải tuân theo. Về điều kiện giáo lý, Phật Giáo thỏa mãn.

3.3.- Về tổ phụng sự và tổ chức giáo hội. Phật Giáo có cách phụng sự của Phật Giáo. Điều kiện phụng sự đựơc thỏa mãn.

3.4.- Về tổ chức thành một Giáo hội thống nhất. Có vấn đề. Vì các chùa trước kia độc lập với nhau và không có một hệ thống trung ương kiểm soát các kẻ tu hành.

3.5.- Do đó ai là đại diện chính thức đây? Tất cả và không một ai có thẩm quyền cả dưới thời Đệ I Cộng Hòa. Khi chính phủ công nhận, thời phải có một ban lãnh đạo trung ương, chịu trách nhiệm đối với chính quyền và kiểm soát các chùa chiền để tránh kẻ bất nhân làm ô uế cửa Phật. Khi có chuyện gì, chính phủ hỏi ai đây? Hỏi cái chùa ấy, hay hỏi ban lãnh đạo trung ương. Lẽ đương nhiên là hỏi ban lãnh đạo trung ương!

3.6- Muốn được nhìn nhận như một tổ chức. Chính tổ chức ấy phải có hiện diện với thực lực và chính tổ chức ấy phải làm đơn xin nhìn nhận. TT Thích Trí Quang có ra lệnh đựơc cho HT Thích Quảng Độ không? Hay ngược lại? Chắc là không. Thời Chính phủ phải công nhận cả hai. Nhưng Phật Giáo là một. Sao lại có hai tổ chức lãnh đạo? Hơn nữa nếu có đơn xin nhìn nhận, đơn ấy có từ bao giờ và do ai đứng ra? Và đâu là trả lời của TT Ngô Đình Diệm?

Tiên phải trách kỷ hậu mới trách nhân. Nhớ câu ấy!”.

Như vậy, một lần nữa, người viết xin lập lại: Các “Nghị định” và “Sắc lệnh”đã nêu trên, đều không hề có một chữ nào để gọi là “hủy bỏ Dụ số 10”. Chính vì thế, cho nên, trước ngày 30/4/1975, Dụ Số 10 chưa được hủy bỏ.

Paris, 27/01/2013
Hiệu đính ngày 20/09/2015
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
———————————————————————–

DỤ SỐ 10 ngày 6/8/1950
Chương thứ Nhất
Nguyên Tắc:

Điều 1 – Hội là Hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.

Muốn có hiệu lực thì hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ.

Điều 2 – Các hội có mục đích phi pháp hay trái phong tục đều vô hiệu lực cả.

Điều 3 – Hội viên của Hội lập vô thời hạn hay Hội có thời hạn nhất định vẫn có quyền ra hội bất cứ lúc nào, sau khi đã nộp đủ số tiền góp đã đến hạn nộp và tiền góp thuộc về năm xin ra hội.

Chương thứ Nhì
Các Hội được phép thành lập

Điều 4 – Những hội nói ở điều thứ nhất của đạo dụ này phải được Tổng trưởng Bộ Nội vụ ra Nghị định cho phép thành lập sau khi hỏi ý kiến Thủ hiến, theo như các thể lệ định ở Dụ này mới được hoạt động.

Nếu hội chỉ hoạt động trong phạm vi một phần Việt Nam thì Thủ hiến chiếu ủy nhiệm của Tổng trưởng Bộ Nội vụ mà ra nghị định cho phép thành lập: sau khi cho phép, Thủ hiến phải trình Tổng trưởng Bộ Nội vụ.

Riêng đối với hội thanh niên và thể thao, Bộ trưởng Bộ Thanh niên Thể thao được sử dụng những thẩm quyền dành cho Tổng trưởng Bộ Nội vụ nhưng phải hiệp ý với Tổng trưởng Bộ Nội vụ.

Điều 5 – Những hội được phép thành lập đều có tư cách pháp nhân theo thể Dụ này.

Điều 6 – Hội sở của hội ở địa hạt tỉnh nào thì những người sáng lập phải đệ đơn cho ông Tỉnh trưởng tỉnh ấy; nếu ở các thành phố thì đơn do Thị trưởng thu nhận; ở Sài Gòn – Chợ Lớn thì đơn đó do Quận trưởng thu nhận.

Người sáng lập hội phải đã 21 tuổi (tính theo Dương Lịch) không can án, khinh tội và trọng tội.
Đơn xin phép phải đính theo ba bản Điều lệ và bản Tư pháp Lý lịch của người sáng lập hội.

Trong điều lệ phải kê rõ các khoản sau này:

1. Mục đích của hội
2. Tên hiệu của hội
3. Hội sở
4. Hạn điều ước
5. Thể lệ vào hội
6. Nghĩa vụ và quyền lợi các hội viên
7. Tài sản của hội
8. Thể lệ động sản và bất động sản của hội
9. Họ, tên, tuổi các người sáng lập hội
10. Thể lệ về việc cử và bãi những người quản trị và những quyền hạn của người ấy
11. Duyên cớ giải tán hội
12. Thể lệ thanh toán và quy dụng tài sản của hội.

Điều 7 – Tổng trưởng Bộ Nội vụ, nếu hội hoạt động trong toàn quốc hoặc ngoài địa hạt một phần Việt Nam; hay Thủ Hiến, nếu hội chỉ hoạt động trong địa hạt một phần Việt Nam, có quyền bác khước không cho phép lập hội mà không cần phải nói lý do.
Phép cho rồi có thể bãi đi vì trái điều lệ hay vì lẽ trị an.

Việc bãi bỏ chức vụ có quyền cho phép lập hội phải theo thủ tục tương tự như khi cho phép thành lập.

Điều 8 – Hạn trong một tháng kể từ ngày nhận nghị định cho phép, nhân viên trong ban trị sự phải đăng trong Công báo Việt Nam hay Hành chính Tập san (các phần Việt Nam) một bản báo cáo nói rõ ngày được phép thành lập hội, nghị định do chức vụ nào ký, danh hiệu, mục đích của hội và hội sở.

Điều 9 – Phàm thay đổi khoản gì trong điều lệ thì hạn trong một tháng phải xin phép theo thể thức như khi thành lập hội và những sự thay đổi ấy chỉ có giá trị sau khi đã được chuẩn y.

Điều 10 – Nếu có sự gì thay đổi trong việc trị sự của hội thì hạn trong một tháng phải trình cho Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Quận trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn, để chiếu hệ thống cai trị tường trình Thủ hiến và Tổng trưởng Bộ Nội vụ biết. Khi nhận được tờ khai, các nhà chức trách phải phát biên lai cho đương sự.

Những tờ khai ấy phải nói rõ:

1. Những sự thay đổi trong nhân viên Ban Trị sự hay Giám đốc.
2. Những chi nhánh, doanh sở mới lập.
3. Những sự thay đổi địa chỉ của hội sở.
4. Những việc mua bán bất động sản theo thể lệ nói ở điều thứ 14 dụ này và phải đính theo tờ trình một bản phác tả và kê giá mua, giá bán những bất động sản ấy.

Điều 11- Những sự thay đổi nói ở điều 10 chỉ có giá trị đối vói đệ tam nhân kể từ ngày khai trình với nhà Chức trách và khi đã báo cáo theo như thể thức định ở điều 8.

Điều 12 – Nhũng sự thay đồi trong việc trị sự và những điều thay đổi điều lệ phải biên rõ vào một quyển sổ để tại trụ sở của hội và phải biên rõ ngày khai và ngày duyệt y những sự thay đổi ấy.

Các nhà Chức trách Hành chính, Tư pháp có quyền đến trụ sở đòi hỏi xem quyển sổ ấy.

Quyển sổ này phải do Tỉnh trưởng, Thị trưởng hoặc Quận trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn, hay những người được các vị ấy ủy nhiệm, đánh số trang và ký tên, đóng dấu ở trang đầu, trang cuối.

Các tư nhân cũng có thể xin xem tại Phủ Thủ hiến, các Tòa Tỉnh trưởng, Thị trưởng và Quận trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn những điều lệ, tờ khai và tất cả các điều thay đổi của hội hay xin phép trích lục, nhưng phải chịu tiền phí tổn về phát trích lục.

Điều 13 – Các hội chính trị và các hội đồng nghiệp ái hữu, mỗi năm, trong tuần lễ sau khi họp Đại hội đồng thường niên, phải theo hệ thống cai trị gởi cho Thủ hiến sở tại để chuyển lên Tổng trưởng Nội vụ hai bản danh sách các hội viên và hai bản kê tình hình tài chánh và tự rõ các căn nguyên cùng việc sử dụng tiền tài của hội.

Điều 14 – Không hội nào có quyền nhận tiền trợ cấp của Chính phủ, của các quỹ địa phương, quỹ hàng tỉnh và quỹ hàng xã, trừ những hội khoa học, mỹ nghệ, tiêu khiển, từ thiện, thanh niên và thể thao.

Các hội đều có quyền thu và sử dụng tiền góp của hội viên và quyền thưa kiện tại tòa án.

Ngoài ra, các hội chỉ có quyền chiếm hữu, tạo mãi, quản trị, đứng làm sở hữu chủ những bất động sản thật cần thiết để đạt mục đích của hội.

Những người có liên quan và Công Tố viên có quyền xin toàn án hủy bỏ những việc tạo mãi bất động sản trái với điều này. Bất động sản ấy sẽ đem bán đấu giá và được bao nhiêu tiền sẽ sung vào quỹ hội.

Điều 15 – Các hội có thể lập ra trong một thời hạn vĩnh viễn hay tạm thời.

Nếu là thời hạn tạm thời thì trong điều lệ phải nói rõ đến thời kỳ nào hợp đồng của hội sẽ hết hạn.

Có thể định rằng khi nào mục đích của hội đã đạt rồi thì hợp đồng của hội sẽ hết hiệu lực.

Điều 16 – Không cứ là trong điều lệ của hội định về thời hạn hợp đồng lâu chóng thế nào, phàm có đa số hội viên quyết định giải tán, hội sẽ giải tán.

Tuy nhiên, trong điều lệ của hội, có thể bắt buộc rằng sự quyết định ấy phải do đa số hội viên như thế nào, hoặc do cả hội đồng tình mới được.

Điều 17 – Phàm đã mãn thời kỳ định trong điều lệ hoặc đã đạt mục đích của hội rồi thì hội giải tán như thường.

Khi nào số hội viên giảm xuống dưới số ít nhất đã định trong điều lệ, hay là chỉ còn có một hội viên thì tự nhiên chiếu luật, hội sẽ đình chỉ trước thời kỳ đã định.

Điều 18 – Điều lệ của hội có thể bắt buộc người vào hội có tư cách riêng thế nào hay là phải do một Tiểu Hội đồng hoặc do toàn thể hội viên hay ít nhất hai phần ba hội viên chuẩn hứa trước mới được.

Điều 19 – Điều lệ có thể định rõ các khoản trục xuất hội viên và cách thức thi hành việc ấy.
Cứ lý thì quyền trục xuất ấy là quyền của đa số hội viên.

Điều 20 – Điều lệ định rõ nghĩa vụ cùng quyền lợi của hội viên. Người nào đã vào hội thì bắt buộc phải tuân theo điều lệ của hội.

Điều 21 – Không hội viên nào được quyền lợi riêng về tài sản của hội trong thời kỳ đương còn hội.

Điều 22 – Phàm hội là một Pháp nhân có những quyền lợi khác với quyền lợi của từng hội viên một.

Hội có tài sản riêng và có thể hành vi mọi việc về hộ luật đã định trong điều lệ để quản lý tài sản ấy.

Sự thi hành nghĩa vụ của hội có thể trích từ tất cả các tài sản của hội.

Điều 23 – Phàm chủ trương trị sự quản lý cùng thay mặt cho hội, thì do một hay nhiều hội viên của hội đã giao quyền tổng đại lý đối với đệ tam nhân.

Trong điều lệ có thể tăng hay giảm quyền hạn ấy.

Điều 24 – Người nào đã do trong hội giao quyền đại lý thì trước khi hết hạn có thể xin từ được, nhưng nếu thuộc về việc dân sự thì người ấy vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc làm trong khi quản lý.

Khi người đại lý chết thì những người thừa kế phải chịu trách nhiệm về các công việc quản lý của người ấy đã làm cho đến ngày chết.

Điều 25 – Đại Hội đồng có quyền tuyệt đối trong hội. Đại Hội đồng do những người thay mặt hội đứng chiêu tập.
Sự Chiêu tập ấy cứ theo như khi đã định trong điều lệ cùng là khi một phần từ trong hội viên thỉnh cầu mà làm.

Điều 26 – Đại Hội đồng sẽ định đoạt về việc nhận hội viên vào hội hay trục xuất hội viên khỏi hội, cử các người thay mặt hội kiểm soát việc làm của họ và có thể bãi nhiệm vụ họ nếu có duyên cớ chính đáng.
Đại Hội đồng xét xử mọi việc thuộc về các cơ quan khác của hội.

Điều 27 – Hội viên nào cũng có quyền bỏ phiếu như nhau trong kỳ Đại Hội đồng.
Các việc hội nghị do đa số hội viên có mặt quyết định.

Điều 28 – Số tiền góp phải định rõ trong điều lệ. Nếu trong điều lệ không định rõ thì các hội viên đều đóng góp như nhau để chi vào các khoản cần tiêu theo mục đích của hội và để trả nợ.

Điều 29 – Các hội viên ra hội hoặc bị trục xuất thì mất cả quyền lợi về tài sản của hội.

Điều 30 – Sau khi hội đã được phép thành lập, ban trị sự phải trình cho nhà đương chức sở tại và Tổng trưởng Bộ Nội vụ hay Thủ hiến, theo hệ thống cai trị, bản nội quy của hội và nếu sau này có điều sửa đổi cũng phải trình những sự sửa đổi ấy.

Điều 31 – Các hội đã được phép thành lập phải hoạt động theo đúng mục đích của hội đã tự trong điều lệ. Khi nào xét ra một hội đã quả thị trực tiếp hay gián tiếp theo những mục đích khác với mục đích trong điều lệ, thì hội sẽ bị giải tán và các hội viên, nhân viên ban trị sự có thể bị truy tố tại tòa án.

Điều 32 – Những hội không được phép thành lập thì coi như không có và tất cả những hoạt động của hội đều coi như vô hiệu lực và hội sở của hội ấy thuộc quản hạt toà án tỉnh ấy có quyền giải tán.

Người nào cũng có quyền trình tòa án để xin giải tán các hội không được phép thành lập.

Điều 33 – Những hội viên Sáng lập, những hội viên Giám đốc và Quản trị các hội không được phép thành lập, nay đã được phép nhưng sau lại bị giải tán, mà vẫn cứ hoạt động hay lại tự tiện lập trái phép, hay đã hoạt động ra ngoài mục đích định trong điều lệ hội để đạt mục đích trái phép hay trái phong tục, sẽ bị phạt từ 50 đồng bạc đến 5.000 đồng bạc và phạt giam từ 6 ngày đến 6 tháng.
Hội viên thường sẽ bị phạt giam từ 6 ngày đến 2 tháng và phạt bạc từ 50 đồng bạc đến 200 đồng bạc, hay trong hai thứ phạt ấy phải chịu một.

Những người dung túng cho họp các hội không được phép thành lập hay đã bị giải tán cũng có thể bị phạt như trên.
Tòa án truy tố sẽ ra lệnh giải tán hội.

Những hội viên sáng lập, những nhân viên trong ban trị sự phạm vào điều thứ 8, 9, 10, 12, 13, và hoạt động ngoài mục đích của hội đã định trong điều lệ sẽ bị phạt từ 50 đồng bạc đến 200 đồng bạc, nếu tái phạm có thể bị phạt gấp đôi.

Chương thứ Ba
Hội được công nhận có ích lợi chung

Điều 34 – Những hội đã được phép thành lập theo thể lệ Dụ này có thể được công nhận là hội có ích lợi chung bằng sắc lệnh của Quốc trưởng do Tổng trưởng Bộ Nội vụ đề nghị và sau khi hỏi ý kiến Hội đồng Tổng trưởng.

Điều 35 – Đơn xin công nhận có ích lợi chung phải do những người được Đại Hội đồng ủy nhiệm ký đệ.

Điều 36 – Đơn ấy phải kèm theo những bản sau này:
• 1 bản Nghị định cho phép hội thành lập.
• 1 bản trình rõ căn do lập hội, sự tiến đạt của hội và mục đích ích lợi chung của hội.
• 2 bản điều lệ.
• 1 bản kê hội sở, các chi nhánh, các doanh sở của hội cùng địa chỉ.
• 1 bản kê sáng lập hội viên, nhân viên trong ban trị sự có ghi rõ tên, tuổi, nghề
nghiệp, quốc tịch, cùng sinh trú quán.
• 1 bản kê khai tình hình tài chánh của hội về hai năm sau cùng.
• 1 bản kê khai các bất động sản, động sản và trái khoán của hội.
• 1 bản trích lục biên bản Đại Hội đồng cho phép làm đơn xin Chính phủ công nhận là hội có ích chung.

Các bản nói trên phải do những người ký đơn đoan nhận là đúng.

Điều 37 – Đơn phải đệ trình Quận trưởng Sài Gòn – Chợ Lớn, Thị trưởng, Tỉnh trưởng sở quan.

Các viên chức ấy sẽ hỏi ý kiến Hội đồng Thị Xã hoặc Hội đồng hàng Tỉnh, nếu có, rồi đệ hồ sơ lên Thủ hiến. Thủ hiến sẽ chuyển đệ lên Tổng trưởng Bộ Nội vụ và kèm theo một tờ tường trình nói rõ ý kiến của mình. Tổng trưởng Bộ Nội vụ sẽ khởi nghị dự thảo sắc lệnh đệ trình Quốc trưởng quyết định tại Hội đồng Tổng Trưởng.

Điều 38 – Hội được công nhận có lợi ích chung có thể hành vi mọi việc mà điều lệ không cấm; như hội chỉ có quyền chiếm hữu và tạo mãi các bất động sản cần thiết cho mục đích của hội thôi. Tiền lưu trữ của hội phải đặt lãi bằng phiếu ký danh quốc trái. Hội có thể thâu nhận những tài sản mà hội được người ta tặng lúc sinh thời hay sau khi quá cố, nhưng phải do nghị định Tổng trưởng Nội vụ cho phép.

Nếu trong những tặng vật có những bất động sản xét ra không cần thiết về việc hoạt động của hội, thì các bất động sản ấy phải phát mãi theo cách thức và thời hạn định trong nghị định cho phép thâu nhận ấy. Phát mãi được bao nhiêu sẽ sung vào công quỹ của hội.
Hội không được nhận các tặng vật bằng động sản hay bất động sản với điều kiện là người tặng vật vẫn được quyền hưởng dụng.

Điều 39 – Những quy tắc ở các điều 8, 9, 10, 11, 12, 30 và 33 ở dụ này đều thi hành cho cả hội được công nhận có ích lợi chung.

Chapter IV

Rules applicable both to authorized associations and to associations recognized as being in the public interest.
Article 40. In the event of dissolution of an association, whether voluntary or statutory or upon court or administrative order, its assets will be liquidated and disposed of according to its by-laws, or, in the absense or any provision on the by-laws, in accordance with rules established at a general meeting.

Article 41. If the by-laws of the association do not specify the manner in which the assets shall be liquidated and disposed of, or if the general meeting does not so specify, the court shall, upon application by the procureur général, appoint a liquidator, who, for the entire
period of the liquidation, shall have the powers of receiver.
During such period, the receiver shall convene a general meeting to decide on the manner of
liquidation and disposal of the assets.
If for any reason, a general meeting cannot be convened, the receiver shall ask the court to
rule on the liquidation and disposal of the assets.
Article 42. If it is the general meeting which decides these matters, it may not award to any
member a share larger than his own contribution to the association.

Chương thứ Năm
Tổng tắc

Điều 43 – Những luật lệ nào trái với Đạo Dụ này và nhất là Đạo Dụ số 73 ngày mùng 5 tháng 7 năm 1945 về việc lập nghiệp đoàn đều bị bãi bỏ đi cả.

Nghiệp đoàn nào đã thành lập rồi, phải tạm ngưng hoạt động và trong thời hạn là một tháng, kể từ ngày ban bố Dụ này, Ban Quản trị của các nghiệp đoàn ấy sẽ phải chiếu các thể thức lập hội do Đạo Dụ này ấn định mà hợp pháp hóa hội đó, nếu không sẽ coi như giải tán.

Điều 44 – Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội, sẽ đuợc ấn định sau.

Điều 45 – Dụ này sẽ đăng vào Công Báo và mang thi hành như Quốc Pháp.

Làm tại Việt Nam ngày mồng 6 tháng 8 năm 1950

BẢO ĐẠI

T.L.Thủ tuớng Chính phủ đi công cán
Tổng truởng Bộ Tư Pháp
Xử lý Thường vụ

NGUYỄN KHẮC VỆ

nguon

This entry was posted in Tài Liệu. Bookmark the permalink.

Leave a comment